Chứng nhận CO CQ là gì? Phân biết và áp dụng ra sao?

Bạn đã thực sự hiểu về 2 loại chứng nhận CO CQ là gì trong xuất nhập khẩu chưa. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về CO và CQ. Cách phân biệt chúng. Hãy cùng OMEGA PACKAGING INDUSTRIAL VIỆT NAM theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Tìm hiểu thông tin cần thiết về CO và CQ
Tìm hiểu thông tin cần thiết về CO và CQ

Mục Lục

Tìm hiểu chứng nhận CO CQ

CO CQ là gì? Chứng nhận CQ (viết tắt của từ Certificate of quality) là một giấy chứng nhận hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn sản xuất của nước ngoài hoặc nước sản xuất. 

Đây chính là một chứng nhận được dùng rộng rãi trong các hoạt động thương mại quốc tế, CO chứng minh rằng các sản phẩm có trong danh sách đã đáp ứng được các tiêu chí nhất định, đáp ứng các tiêu chí chất lượng có trong hợp đồng, thông số kỹ thuật và quy định.

CQ sẽ có vai trò gì trong việc xuất nhập khẩu:

  • CQ chứng minh rằng hàng hóa sản xuất đạt tiêu chuẩn đã công bố kèm theo hàng hóa đó. Đa số các cơ quan chứng nhận sản phẩm đều được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996.
  • Chứng chỉ CQ rất quan trọng trong sản xuất và cả khách hàng của họ, vì nó giúp xác nhận hàng hóa có đáp ứng các thông số kỹ thuật như công bố hay không.
  • Ngoài ra, chứng từ CQ không bắt buộc phải có mặt trong hồ sơ khai hải quan.
Chứng nhận CQ giấy chứng nhận hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn sản xuất của nước ngoài hoặc nước sản xuất
Chứng nhận CQ giấy chứng nhận hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn sản xuất của nước ngoài hoặc nước sản xuất

Doanh nghiệp lần đầu CO cần phải làm gì

Để hoàn thành thủ tục xin cấp phép chứng nhận CO thì không ít doanh nghiệp đã rất lúng túng khi là đầu CO. Việc đầu tiên CO chính là chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp. Kèm theo đó là 1 bộ mẫu hồ sơ xin cấp phép chứng nhận CO theo tiêu chuẩn đã đề ra. Cụ thể như sau:

  • Một đơn cấp CO đã điền đầy đủ thông tin và có đóng dấu người thẩm quyền của doanh nghiệp cần cấp phát.
  • Thường thì tại một thời điểm xuất khẩu thì chỉ được cấp một mẫu chứng nhận CO cho mỗi lô hàng và sao lưu lại cho những bên liên quan.
  • Kèm theo đó là hóa đơn thương mại của doanh nghiệp, tờ khai hải quan của những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu,…
  • Cuối cùng là những giấy phép liên quan như bản trình bài quy định sản xuất, hợp đồng mua bán, chứng nhận nguyên liệu sản xuất.

Cơ quan có đủ thẩm quyền để cấp phát chứng nhận CO cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam chính là Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, Bộ còn ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Và mỗi cơ quan đã được ủy quyền sẽ được phép cấp một số loại CO nhất định.

Cơ quan có đủ thẩm quyền để cấp phát chứng nhận CO tại Việt Nam là Bộ Công Thương
Cơ quan có đủ thẩm quyền để cấp phát chứng nhận CO tại Việt Nam là Bộ Công Thương

Một số mẫu CO hiện nay

Hiện nay, ở Việt Nam sẽ có một số loại mẫu CO như là:

  • CO form A: những hàng xuất khẩu sang các nước, trong đó Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
  • CO form B: hàng cấp theo quy định xuất xứ không được hưởng ưu đãi, xuất khẩu sang tất cả các nước.
  • CO form D: hàng xuất khẩu sang tất cả nước ASEAN nằm trong diện hưởng ưu đãi thuế theo hiệp định CEPT.
  • CO form E: hàng xuất khẩu thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1), xuất hàng sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN.
Việt Nam sẽ có một số loại mẫu CO như CO form S, A, B, D,..
Việt Nam sẽ có một số loại mẫu CO như CO form S, A, B, D,..
  • CO form S: hàng xuất khẩu sang Lào trong diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào CO form AK: hàng hóa xuất sang Hàn Quốc hoặc ngược lại. Những nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2).
  • CO form AJ: hàng xuất khẩu Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3)
  • CO form VJ : hàng xuất khẩu giữa Việt nam – Nhật Bản
  • C/O form GSTP: hàng hóa xuất sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP
  • C/O form ICO: chứng nhận cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch ở Việt Nam, xuất khẩu sang tất cả những nước theo quy định Tổ chức cà phê thế giới (IC/O).

Như vậy, OMEGA PACKAGING INDUSTRIAL VIỆT NAM đã cung cấp những thông tin cần thiết về CO CQ là gì, loại giấy chứng nhận thường trong xuất nhập khẩu CO và CQ. Vậy là giờ đây, bạn đã biết CO CQ là gì rồi phải không nè?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.