04 Nội Dung Quan Trọng Của Thủ Tục Nhập Khẩu Máy Đóng Gói

Hiện nay máy đóng gói là một thiết bị không thể thiếu trong các dây chuyền sản xuất của nhiều ngành công nghiệp. Thiết bị này giúp tối ưu năng suất làm việc, tiết kiệm nhiều chi phí và cho ra những sản phẩm với bao bì đẹp mắt hơn. Tuy nhiên các công ty, khách hàng cần lưu ý đến 4 nội dung quan trọng của thủ tục nhập khẩu máy đóng gói như sau. 

Mục Lục

Quy định thủ tục nhập khẩu máy đóng gói

Trước khi tiến hành nhập khẩu, bạn nên lưu ý đến một số thủ tục nhập khẩu máy đóng gói sau để có thể hiểu rõ về quy trình cũng như là cách làm việc: 

Quy trình thông quan

Bước 1: Liên hệ người bán và ghi nhận, theo dõi một số thông tin quan trọng như tên sản phẩm, nhãn hiệu, kiểu, loại, đặc tính, xuất xứ, nguồn gốc, trọng lượng, số lượng,… 

Bước 2: Kiểm tra đầy đủ các thông tin trên các chứng từ quan trọng như Invoice, Packing list, Contract,℅,…. 

Bước 3: Lấy booking từ hãng tàu, trên booking sẽ có thể hiện gõ điểm đi, điểm đến, tên hàng, số khối, loại container và trọng lượng hàng. 

Bước 4: Nhận thông báo khi hàng đến và debit note của hãng tàu sau đó tiến hành thanh toán để lấy lệnh giao hàng. 

Bước 5: Lưu giữ các chứng từ liên quan của lô hàng, các mẫu báo cáo thuế và kiểm tra sau thông quan. 

Thủ tục nhập khẩu máy đóng gói cần được đảm bảo đầy đủ và chính xác
Thủ tục nhập khẩu máy đóng gói cần được đảm bảo đầy đủ và chính xác

Chi tiết hồ sơ nhập khẩu máy đóng gói

Để hoàn thành thủ tục nhập khẩu máy đóng gói thì hàng hóa phải có nguồn gốc và nhãn mác rõ ràng, máy đóng gói bao bì không phải là sản phẩm có tên trong danh mục hàng hoá thuộc diện cấm xuất nhập khẩu theo quy định hiện hành. Thủ tục chi tiết cũng tương tự như những loại hàng hóa nhập khẩu thông thường khác bao gồm: 

+ Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice )

+ Phiếu đóng gói ( Packing List ) 

+ Phiếu vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không ( Bill of Lading )

+Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ ( Certificate of Origin ) nếu có 

+ Tờ khai hải quan nhập khẩu

+ Catalogue của máy (Nếu có)

+ Hợp đồng thương mại ( Sales Contract )

+ Các loại chứng từ khác nếu có 

Quy định về thuế của máy đóng gói nhập khẩu

Thuế cũng là một phần không thể thiếu để hoàn thành thủ tục nhập khẩu máy đóng gói. Thuế nhập khẩu thường sẽ bao gồm hai loại chính là thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và thuế nhập khẩu. 

Thuế nhập khẩu xác định theo mã HS thuế nhập khẩu sẽ được tính theo công thức: 

Trị giá CIF x % thuế suất = Thuế nhập khẩu 

Thuế GTGT khi nhập khẩu sẽ được tính theo công thức: 

(Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT = Thuế giá trị gia tăng. 

Máy đóng gói nhập khẩu phải được đóng thuế đầy đủ 
Máy đóng gói nhập khẩu phải được đóng thuế đầy đủ

Mức thuế suất còn phụ thuộc vào từng trường hợp máy đóng gói có chứng nhận xuất xứ hay không. Thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với OMEGA PACKAGING INDUSTRIAL VIỆT NAM để được tư vấn chi tiết. 

Quy định về nhãn mác của máy đóng gói nhập khẩu

Các quy định về nhãn mác đóng gói cũng là những thông tin quan trọng cần lưu ý trong thủ tục nhập khẩu máy đóng gói: 

Quy định về nội dung trên nhãn

Đối với các sản phẩm máy đóng gói thì nhãn mác bắt buộc phải thể hiện đầy đủ những thông tin như: 

  • Tên loại hàng
  • Tên và địa chỉ của đơn vị  chịu trách nhiệm về hàng hóa
  • Thông tin xuất xứ
  • Hạn sử dụng, ngày sản xuất
  • Thông số kỹ thuật của thiết bị 
  • Các thông tin cảnh báo
  • Các nội dung liên quan khác.

Những tem thông tin này cần được dán trên hàng hóa, thể hiện kèm một bản dịch nếu dùng ngôn ngữ khác. Chẳng may lô hàng bị luồng đỏ thì hải quan sẽ chú ý rất kỹ đến những thông tin này. 

Tem thông tin của máy đóng gói nên được dán ở vị trí dễ nhìn thấy nhất 
Tem thông tin của máy đóng gói nên được dán ở vị trí dễ nhìn thấy nhất

Quy định vị trí dán nhãn của máy đóng gói nhập khẩu

Việc dán nhãn hàng hóa lên đúng vị trí cũng rất quan trọng.  Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán lên kiện hàng, trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm hoặc ở bất kỳ nơi nào dễ nhìn, thuận tiện cho việc kiểm soát thông tin nhất. 

Khi nhãn hàng hóa được gắn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong suốt quá trình kiểm hóa nhập khẩu. 

Quy định về chính sách nhập khẩu máy đóng gói

Các quy định về chính sách nhập khẩu máy đóng gói được thông qua trong các văn bản, nghị định, thông tư pháp luật sau đây:

  • Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017; Quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu sức năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017; Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu.
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Thông tư 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019;
  • Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

Dựa vào các quy định trên, máy đóng gói không thuộc vào danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu.Tuy nhiên khi tiến hành thực hiện thủ tục bạn cần lưu ý đến những điểm quan trọng như:

  • Hàng đã qua sử dụng phải có tuổi đời không vượt quá 10 năm. 
  • Cần đảm bảo tuân tuân thủ việc dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP;
  • Bắt buộc phải xác định chính xác mã HS để xác định mức đóng thuế. 
Liên hệ với OMEGA PACKAGING INDUSTRIAL VIỆT NAM để được tư vấn cụ thể về máy đóng gói 
Liên hệ với OMEGA PACKAGING INDUSTRIAL VIỆT NAM để được tư vấn cụ thể về máy đóng gói

Kết luận

Trên đây là tất cả các quy định pháp luật liên quan đến các thủ tục nhập khẩu máy đóng gói. Nếu quý khách hàng vẫn còn đang băn khoăn về thủ tục cũng như là thông tin về những sản phẩm máy đóng gói thì hãy liên hệ ngay với OMEGA PACKAGING INDUSTRIAL VIỆT NAM để nhân viên hỗ trợ !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.