“Cảm biến” là cụm từ đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với công nghệ, máy móc, hệ thống tự động. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều người chưa biết cảm biến là gì và chúng được ứng dụng ra sao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn cảm biến là gì và những ứng dụng cảm biến trong máy móc để bạn tham khảo nhé !
Mục Lục
Cảm biến là công nghệ gì?
Cảm biến là công nghệ dùng các cảm biến để ghi nhận thông tin thông qua cách phát hiện những đại lượng có đặc tính hoá học, vật lý, sinh học và biến đổi chúng thành các tín hiệu có thể đọc được. Chúng có phạm vi rất rộng và đa dạng nhiều loại cảm biến. Tùy vào tính ứng dụng mà mỗi loại cảm biến sẽ phù hợp với các trường hợp khác nhau.
Những cảm biến ứng dụng cho việc giám sát đầu vào trong thời gian thực, bao gồm cả việc phát hiện và báo cáo. Các dữ liệu đầu vào có thể là nhiệt độ. ánh sáng, độ ẩm, chuyển động, áp suất hay bất kỳ một hiện tượng môi trường nào khác.
Các dữ liệu này sẽ được giám sát và thu thập bởi cảm biến sau đó gửi đến trung tâm nhằm kiểm soát và phân tích. Bất kỳ một hiện tượng bất thường nào xuất hiện đều sẽ được báo cách bằng cách phát tín hiệu từ cảm biến đó.
Các ứng dụng cảm biến trong máy móc tự động hóa
Những cảm biến phổ biến và các ứng dụng cảm biến trong máy móc, hệ thống tự động hoá.
Cảm biến quang và ứng dụng
Cảm biến quang ( tên tiếng anh là Photoelectric Sensor) là một thiết bị kết hợp từ các linh kiện quang điện. Khi được tiếp xúc với ánh sáng chúng sẽ làm thay đổi trạng thái dựa vào hiện những tượng phát xạ điện tử ở cực Cathode, các tín hiệu quang sẽ được chuyển đổi thành các tín hiệu điện. Vì vậy chúng có khả năng phát hiện sự hiện diện của các vật thể.
Ứng dụng cảm biến trong máy móc của cảm biến quang có thể kể đến như:
- Đếm số lượng hàng hoá sản phẩm trên dây chuyền băng tải.
- Đo độ dày, kích thước,l của bề mặt vật thể.
- Kiểm tra, phát hiện ra sản phẩm lỗi.
- Nhận diện về nhãn dán trên các bao bì.
- Giám sát an toàn khi mở hoặc đóng cửa thang máy
- Bật – tắt những thiết bị tự động như cửa, vòi rửa xe, hệ thống đèn,…
- Phát hiện vật thể hoặc người đi qua.
- Kiểm tra vị trí về chi tiết máy đã lắp đặt đúng hay chưa.
Cảm biến áp suất và ứng dụng
Cảm biến áp suất là một loại cảm biến chuyên được dùng để đo áp lực, áp suất trong những bồn chứa hoặc đường ống dẫn khí, hơi, chất lỏng. Nhiệm vụ của chúng chính là giám sát áp lực hay áp suất. Sau đó chuyển các thông tin đó về màn hình hiển thị hoặc về bộ điều khiển theo dạng tín hiệu 4-20mA.
Ứng dụng cảm biến trong máy móc của cảm biến áp suất như sau:
- Sử dụng cảm biến áp suất để đo trực tiếp trên hệ thống lò hơi. Khu vực này cầm độ chính xác cao và khả năng chịu nhiệt cao.
- Dùng cảm biến áp suất để đo áp suất cho các máy nén khí giúp hạn chế bị quá áp.
- Dùng cho các trạm bơm nước để giảm bớt áp suất cho về PLC hoặc biến tần nhằm điều khiển bơm nước.
- Giám sát áp suất các ben thuỷ lực trên xe cẩu.
Cảm biến nhiệt độ và ứng dụng
Cảm biến nhiệt độ là một loại thiết bị điện tử dùng để đo nhiệt độ của môi trường và chuyển các dữ liệu đầu vào thành các dữ liệu điện tử để giám sát, ghi lại hoặc báo cáo sự thay đổi nhiệt độ. Cảm biến nhiệt độ có nhiều loại khác nhau, một số loại cảm biến yêu cầu tiếp xúc trực tiếp và một số cảm biến không cần tiếp xúc trực tiếp với đối tượng.
Ứng dụng cảm biến trong máy móc của cảm biến nhiệt độ như:
- Điều khiển nhiệt độ trong các quy trình sản xuất: giám sát điều chỉnh nhiệt độ của các quy trình sản xuất. Đảm bảo nhiệt độ luôn ở mức phù hợp để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
- Điều khiển quy trình tự động: Cảm biến nhiệt độ giúp điều chỉnh và điều khiển nhiệt độ theo yêu cầu trong quy trình sản xuất. Chúng giúp duy trì nhiệt độ ổn định để đáp ứng quy trình sản xuất.
- Đo và giám sát về nhiệt độ đối với môi trường khắc nghiệt:Cảm biến nhiệt độ có thể dùng trong môi trường khắc nghiệt, giám sát và đo lường nhiệt độ để đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động.
- Quản lý an toàn: Cảm biến nhiệt độ đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề quản lý an toàn trong các quy trình tự động hoá. Chúng giúp cảnh báo sự cố và kích hoạt các biện pháp bảo vệ an toàn, đảm bảo an toàn cho những quy trình và thiết bị.
Cảm biến tiệm cận và ứng dụng
Cảm biến tiệm cận (tên tiếng Anh là Proximity sensor) là một loại cảm biến điện tử được dùng để phát hiện sự hiện diện của những vật thể trong khoảng cách gần mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng. Những cảm biến tiệm cận thường dùng những các nguyên lý như sóng siêu âm, dòng điện xoay chiều, hay tia hồng ngoại để phát hiện những vật thể.
Ứng dụng cảm biến trong máy móc của cảm biến tiệm cận như:
- Hệ thống tự động hóa: Cảm biến tiệm cận được dùng để phát hiện và đo khoảng cách của vật thể trong những dây chuyền sản xuất tự động, giúp chúng ta kiểm soát quy trình sản xuất và làm giảm thiểu sai sót.
- Robot: được tích hợp cảm biến tiệm cận nhằm giúp cho chúng phát hiện các vật thể và tránh được khi hoạt động.
- Điện tử tiêu dùng: được dùng cho các sản phẩm tiêu dùng như điện thoại, máy tính,…giúp bật tắt màn hình bởi cảm biến.
- Ô tô: cảm biến tiệm cận được dùng trong những hệ thống tự động hóa ô tô, bao gồm cả hệ thống hệ thống phanh khẩn cấp và đỗ xe tự động.
Kết luận
Qua bài viết chắc hẳn các bạn cũng đã biết cảm biến là gì và ứng dụng cảm biến trong máy móc thiết bị là như thế nào rồi. Hy vọng các thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp cho bạn chọn được loại cảm biến thích hợp cho hệ thống máy móc của mình. Và nếu bạn đang cần tìm mua các sản phẩm cảm biến chất lượng thì hãy tham khảo ngay tại website http://plasticband.com.vn/ để lựa chọn được sản phẩm chất lượng với mức giá tốt nhất nhé !