Máy đóng đai thùng là một công cụ hữu ích trong công đoạn đóng gói hàng hoá. Tuy nhiên sau một thời gian dài sử dụng, chiếc máy này không thể tránh khỏi tình trạng hư hại. Vậy làm thế nào để sửa chữa máy đóng đai thùng hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết nhé!
Mục Lục
Máy đóng đai thùng là gì?
Máy đóng đai thùng là một thiết bị được sử dụng trong quá trình đóng gói hàng hóa. Thiết bị này sẽ cố định và bảo vệ sản phẩm bằng dây đai (làm từ nhựa hoặc kim loại). Ngoài ra máy đóng đai thùng còn giúp buộc chặt các thùng hàng hoặc kiện hàng lại với nhau. Máy này giúp tăng hiệu quả, tiết kiệm thời gian và đảm bảo độ chặt chẽ, an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển và lưu trữ.
Có nhiều loại máy đóng đai thùng khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và quy mô của công việc như:
- Máy đóng đai bán tự động.
- Máy đóng đai tự động.
- Máy đóng đai cầm tay.
- Máy đóng đai chạy pin hoặc điện.
Máy đóng đai thùng có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp đóng gói. Chúng còn giúp bảo vệ hàng hóa khỏi hư hỏng cũng như giảm thiểu rủi ro trong vận chuyển và lưu trữ.
Sửa chữa máy đóng đai thùng các lỗi cơ bản
Máy đóng đai thùng là thiết bị đóng vai trò quan trọng, nhất là trong những doanh nghiệp, nhà xưởng có quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên, khi sử dụng quá lâu máy có thể bị hỏng và gây gián đoạn quy trình sản xuất, đóng gói hàng hoá. Dưới đây là một số lỗi cơ bản thường gặp và cách sửa chữa máy đóng đai thùng.
Máy đóng đai thùng không hàn được
Một trong những lỗi thường gặp phải kể đến là máy đóng đai thùng không hàn được. Khi gặp tình trạng này, các bạn có thể xem xét một số nguyên nhân như sau:
- Dao hàn bị bẩn, bám dính nhựa đai.
- Lò xo đẩy dao hàn bị yếu.
- Nguồn điện cung cấp cho máy không đủ.
- Mạch điều khiển dao hàn bị hỏng.
- Nhiệt độ hàn không đủ cao.
Cách sửa chữa máy đóng đai thùng khi không hàn được:
- Bạn hãy bật máy, sau đó chờ khoảng 3 phút để lưỡi hàn nhiệt nóng lên.
- Tiếp theo bạn hãy tăng từ từ mức nhiệt độ hàn bằng núm vặn.
- Khi lực siết đai của máy quá lớn, bạn cần tăng thời gian ép để làm mát mối hàn.
- Ngoài ra bạn có thể kiểm tra xem đầu mỏ hàn nhiệt đã cũ quá hay chưa. Khi đó bạn cần thay đầu dao khác cho máy để hoạt động hiệu quả.
- Cần thay lò xo có độ căng lớn để đảm bảo lưỡi dao nhiệt được đưa vào sâu nhất
- Kiểm tra lưỡi gà hàn có bị nhiệt bám bụi bẩn hay không. Nếu có, bạn cần vệ sinh sạch bề mặt trước khi sử dụng.
- Nếu dao trượt và bộ dao ép bị đè khít vào với nhau tại điểm chết trên của dao ép thì máy cũng sẽ không hàn được.
- Ngoài ra bạn nên kiểm tra kỹ cả điện trở sinh nhiệt cho lưỡi hàn. Xem chúng có bị đứt không để kịp thời thay dây khác.
Sửa chữa máy đóng đai lực siết yếu
Nguyên nhân khiến máy đóng đai có lực siết yếu phải kể đến như:
- Dây đai không được căng đúng cách.
- Bộ phận kéo dây bị hỏng hoặc mòn.
- Động cơ hoạt động yếu.
- Bộ phận điều chỉnh lực siết bị hỏng.
- Dây đai bị dão hoặc mòn.
Cách sửa chữa máy đóng đai khi lực siết yếu
- Bạn hãy test thử lực siết căng dây đai bằng cách vặn núm TENSION trên bảng điều khiển.
- Kiểm tra độ căng dây đai và bộ phận kéo dây. Nếu chúng không đảm bảo được căng đúng cách hay bị mòn hoặc hỏng. Bạn cần điều chỉnh chúng hoặc thay thế khi cần thiết.
Sửa máy đóng đai bị lệch mối hàn đai
Máy đóng đai thùng bị lệch mối hàn đai là lỗi khá phổ biến. Nguyên nhân có thể do thanh đỡ dao hàn bị cong vênh. Một số trường hợp do mối ghép giữa các bộ phận trong máy bị lỏng.
Cách khắc phục:
- Mài hoặc thay dao hàn mới.
- Nắn thẳng thanh đỡ dao hàn.
- Kiểm tra và siết chặt các mối ghép trong máy.
- Ngoài ra bạn còn có thể vặn ốc để điều chỉnh thu hẹp máng dẫn đai sao cho chúng khít với chiều rộng dây sử dụng.
Lỗi máy không cắt dây đai được
Máy đóng đai không cắt được dây đai sẽ gây gián đoạn cho quy trình đóng gói hàng hoá. Đây là lỗi rất thường gặp, đặc biệt là với những máy có tuổi thọ sử dụng lâu. Một số nguyên nhân phổ biến mà các bạn có thể tham khảo:
- Dao cắt của máy đã bị hao mòn do sử dụng lâu dài.
- Lò xo đẩy dao cắt bị yếu.
- Công tắc dao cắt bị hỏng.
Cách khắc phục:
- Thay thế bộ dao cắt hoặc bộ lò xo mới.
- Sửa chữa hoặc thay thế công tắc dao cắt.
Sửa lỗi dây đai không phóng ra/ thu lại được
Đôi khi người dùng sẽ gặp tình trạng máy đóng đai không phun được dây đai. Hoặc dây đai được phun ra nhưng không thể thu lại được, gây trục trặc trong quá trình đóng gói hàng hoá. Một số nguyên nhân khiến dây đai không phóng ra, thu lại được có thể kể đến như sau:
- Cuộn đai bị lắp đặt sai vào máy.
- Các con lăn rulo cao su để ép dây đai bị hao mòn qua thời gian dài sử dụng.
Cách khắc phục khi gặp lỗi dây đai không thu phóng được:
- Lắp đặt cuộn dây đai nhựa theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Xác định chính xác chiều lắp dây vào máy từ trục rulo.
- Điều chỉnh nút tăng, giảm chiều dài dây phóng ra ghi trên bảng điều khiển của thiết bị.
- Liên hệ nhà bán hàng khi ấn nút phóng dây đai FEED trên bảng điều khiển mà đoạn dây không được phóng ra.
Lỗi máy treo, không hoạt động
Máy treo không hoạt động được là trường hợp rất thường gặp, có thể do máy phải làm việc quá tải hoặc do nguồn điện không ổn định. Cách sửa chữa lỗi máy treo, không hoạt động được cũng khá đơn giản. Các bạn có thể thử những cách sau:
- Kiểm tra thử xem nguồn điện được cung cấp cho máy đã đúng với thông tin từ nhà sản xuất chưa. Thông thường, dòng điện cung cấp ổn định nhất cho máy là 220V/50HZ.
- Bấm nút RESET để khởi động lại máy khi máy không hoạt động, sau đó lắp đặt dây đai lại từ đầu.
Sửa chữa máy đóng đai cầm tay
Máy đóng đai cầm tay cũng là thiết bị sử dụng phổ biến để đóng đai các kiện hàng, thùng carton. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, máy đóng đai cầm tay cũng có thể gặp một số vấn đề và cần được sửa chữa. Dưới đây là một số lỗi thường gặp ở máy đóng đai cầm tay:
Máy đóng đai không xiết được dây đai khi ấn nút
Nguyên nhân chính là do hao mòn các bộ phận siết đai hoặc hết pin/ khí nén không đủ áp lực. Khi đó bạn cần sạc đầy pin hoặc nạp đầy khí nén sau đó thử lại. Ngoài ra bạn cần thay thế các rulo trục siết, đệm xiết ma sát sau khi sử dụng bị hao mòn sẽ khắc phục được lỗi này.
Máy bị nóng trong khi sử dụng
Máy bị nóng là do sử dụng liên tục trong một khoảng thời gian dài. Ngoài ra pin của máy đóng đai cũng bị chai khi cấp không đủ năng lượng.
Cách sửa chữa máy đóng đai cầm tay đơn giản nhất là bạn hãy cho máy nghỉ khoảng 30 phút để nguội động cơ. Nếu pin của máy quá cũ, bạn cần thay thế pin mới để cung cấp đủ năng lượng cho động cơ.
Máy đóng đai bị lỗi không hoạt động hoặc hoạt động yếu
Lỗi này là do máy bị hết pin hoặc không có khí nén cấp vào máy (đối với máy dùng khí nén). Một số nguyên nhân khác là do máy đóng đai cầm tay bị cháy bảng mạch hoặc động cơ siết đai.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần sạc đầy pin hoặc nạp đầy khí nén cho máy. Hoặc có thể thay thế bảng mạch hoặc động cơ mới cho máy nếu cần thiết.
Máy không cắt được dây đai
Dao cắt đai bị mòn hay hỏng động cơ cắt đai là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng máy không cắt được dây đai. Khi đó bạn cần thay dao cắt đai mới hoặc thay thế động cơ mới tuỳ vào nguyên nhân bị hỏng.
Máy không hàn được
Mối hàn của máy đóng đai cầm tay là hàn ma sát sinh nhiệt. Vì thế sau khi sử dụng một thời gian đệm và trục ma sát sẽ bị hao mòn. Một số máy còn bị hỏng động cơ trục hàn ma sát.
Cách khắc phục khi máy không hàn được chính là bạn cần thay tấm đệm hàn và thay trục ma sát hàn ma sát. Ngoài ra cần thay thế động cơ trục hàn mới nếu cần.
Không sạc pin cho máy được
Nguyên nhân chính khi pin sạc của máy không vào điện có thể là do pin của máy đã bị hỏng. Một số bộ dây sạc cho máy cầm tay dùng pin cũng có thể gặp tình trạng tương tự này. Để sửa chữa máy đóng đai cầm tay khi không sạc pin được bạn có thể thay viên pin mới cho máy hoặc thay bộ sạc mới.
Các nút bấm của máy không hoạt động
Các nút bấm sử dụng lâu ngày bị bám bụi bẩn cũng làm cho chúng không hoạt động được. Các trường hợp nút bấm bị hỏng khác cũng là do tiếp xúc với lực mạnh của tay. Bạn có thể sửa chữa bằng cách tháo vỏ máy xịt vệ sinh sạch bụi bẩn tiếp xúc dưới nút bấm. Hoặc nếu các nút này bị hư hỏng thì cần phải thay thế các nút bấm mới.
Lưu ý khi sửa chữa máy đóng đai thùng
Khi sửa chữa máy đóng đai thùng, cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả máy và người sửa chữa:
- Trước tiên, luôn ngắt nguồn điện hoặc tháo pin trước khi bắt đầu quá trình sửa chữa để tránh nguy cơ điện giật hoặc các tai nạn không mong muốn.
- Sử dụng các công cụ và thiết bị bảo hộ như găng tay và kính bảo hộ để bảo vệ bản thân.
- Kiểm tra kỹ các bộ phận của máy như các thanh nhiệt, lưỡi dao cắt, bộ phận kéo dây và hệ thống điều khiển. Từ đó bạn sẽ dễ dàng xác định chính xác nguyên nhân gây ra sự cố.
- Tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để hiểu rõ cấu trúc và cơ chế hoạt động của máy. Sau đó bạn mới có thể thực hiện sửa chữa đúng cách được.
Nếu không tự tin về khả năng sửa chữa của mình, hãy tìm đến Plastic Band để tránh gây ra hư hỏng nghiêm trọng hơn. Chúng tôi luôn sử dụng phụ tùng thay thế chính hãng để đảm bảo máy hoạt động ổn định và bền bỉ sau khi sửa chữa.