Quy cách đóng gói được nhiều doanh nghiệp đưa ra nhằm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển, giảm tình trạng trả hàng, tiết kiệm chi phí cho người gửi. Vậy hãy cùng tìm hiểu về cách đóng gói đúng tiêu chuẩn nhé!
Mục Lục
Quy cách đóng gói là gì?
Quy cách đóng gói là những yêu cầu hay tiêu chuẩn đóng gói sau khi đã có được đặc điểm của từng loại sản phẩm và những tác động bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Mục đích của việc đóng gói đúng quy cách là để đảm bảo hàng hóa không bị hư hại, đảm bảo hiệu quả kinh tế và giảm chi phí cho doanh nghiệp cũng như bên vận chuyển hàng hóa.
Những quy định chung về đóng gói hàng hóa
Một số quy định cụ thể về quy cách đóng gói:
- Hàng hóa cần đảm bảo đóng gói có thể chịu được những va đập trong quá trình bốc xếp hay bị đè bởi hàng hóa khác.
- Hàng hóa chịu được môi trường có nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.
- Nên sử dụng hạt xốp, giấy bọt khí, mút hay báo vò nhạc để chèn kín vào các khoảng trống.
- Khi đóng gói cần phải đảm bảo dán băng keo đủ kín để hàng không rơi ra ngoài.
- Mặt hàng dễ bẩn và ướt cần được bọc cẩn thận trong túi nilon và dán kín khi đóng hộp.
- Nếu hàng hóa cồng kềnh, nhiều chi tiết nên được tháo rời, đựng trong túi vải và đóng hàng bằng hộp cứng.
- Đối với hàng hóa có góc sắc nhọn nên được dán băng keo vào các góc hoặc có thể đựng trong thùng gỗ để tránh gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Trong hóa đơn cần được ghi rõ thông tin liên hệ của người nhận trên bao bì đóng gói.
- Đối với chất lỏng, hàng dễ vỡ hay dễ bị bóp méo cần được đóng gói kỹ và dán cảnh báo bên ngoài thùng.
Tiêu chuẩn phân loại quy cách đóng gói các loại hàng hóa
Những tiêu chuẩn để phân loại hàng hóa để đóng gói:
- Công dụng hàng hóa: bao bì trong và ngoài
- Số lần sử dụng bao bì: được sử dụng một lần hay nhiều lần.
- Lực chịu nén: loại bao bì cứng, bao bì nửa cứng và bao bì mềm.
- Vật liệu chế tạo bao bì như: gỗ, dệt, kim loại, giấy, giấy carton, vật liệu nhân tạo, thủy tinh …
Những yêu cầu về nguyên liệu để đóng gói hàng hóa
Bao bì và thùng giấy cần có những yêu cầu dưới đây:
- Tùy loại hình vận chuyển để đóng gói hàng hóa cho phù hợp như: máy bay, tàu biển, xe tải …
- Kích thước đóng gói cũng nên hợp lý cho việc vận chuyển và bảo quản
- Bao bì cần đáp ứng được yêu cầu về độ bền, độ dẻo giúp chịu được sự va chạm, kéo, đẩy trong quá trình vận chuyển.
- Việc vận chuyển qua nhiều địa điểm và khu vực khác nhau nên cần đảm bảo với việc thay đổi khí hậu, thời tiết.
- Hàng hóa đóng gói qua thùng giấy hay bao bì không bị biến mùi, ẩm mốc hư hỏng.
- Trên bao bì cũng cần các ký hiệu tránh cho việc hư hại trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ.
Quy cách đóng gói chi tiết một số loại sản phẩm
Mỗi loại hàng hóa ngoài việc tuân theo quy cách đóng gói chung thì còn có những quy tắc riêng cho từng loại hàng hóa.
Quy cách đóng gói hàng điện tử, hàng hóa có giá trị cao
Một số loại hàng hóa có giá trị cao như: máy tính xách tay, điện thoại di động, máy ảnh, tivi, máy quay phim … thiết bị dễ hư hỏng khi gặp môi trường có độ ẩm không khí cao hay quãng đường vận chuyển bấp bênh, gồ ghề.
Đối với những loại hàng hóa này cần được bọc kỹ bằng các loại vật liệu chống va đập như giấy bọt khí, mút mềm, mút xốp, tấm đệm xốp bọt … sau đó dùng băng keo cố định chặt và thùng carton nhiều lớp để bọc phía bên ngoài.
Quy cách đóng gói hàng là đồ bằng thủy tinh, gốm sứ
Với những hàng dễ vỡ như thủy tinh hay gốm sứ thì quy cách đóng gói rất nghiêm ngặt, bạn cần sử dụng 2 – 3 lớp giấy bọt khí để bọc kín các góc cạnh sản phẩm. Hàng hóa khi đóng vào thùng carton phải dùng các vật liệu để chèn kín mặt sản phẩm, đảm bảo sản phẩm không xô lệch, đập vỡ.
Bạn có thể sử dụng 2 lần hộp đựng và xen kẽ lớp xốp bọc xung quanh. Bên ngoài thùng có dán cảnh báo hàng dễ vỡ.
Quy cách đóng gói hàng mỹ phẩm
Sản phẩm mỹ phẩm thường được chứa đựng trong chai lọ phải được bịt kín, cố định nắp sản phẩm, chèn các vật liệu để chống va đập thấm nước và không làm xê dịch trong quá trình vận chuyển.
Quy các đóng gói sách, báo, văn phòng phẩm
Sách, báo, tạp chí … bọc trong túi nilon để tránh xước, rách sau đó đặt trong hộp carton có kích thước phù hợp.
Với tranh vẽ hay bản đồ … phải được cuộn tròn và đựng trong ống nhựa, ống bìa carton cứng, 2 đầu bịt kín và cũng được đóng trong thùng carton có kích thước phù hợp.
Quy cách đóng gói thực phẩm khô
Thực phẩm khô cần được đóng gói bằng nhiều lớp, kín để tránh phát ra mùi thu hút côn trùng, có gói chống ẩm và hút chân không để không ảnh hưởng chất lượng thực phẩm, có hạn sử dụng ít nhất 1 tháng.
Quy cách đóng gói hàng hóa giày dép, quần áo
Giày dép, quần áo thường có sẵn bao bì của nhà sản xuất nên chỉ cần dùng túi nilon thường và dùng băng keo bọc kín gói hàng là được. Trường hợp không có hộp thì cần bọc thêm một lớp bọt khí trước rồi mới tiến hành đóng gói.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên về quy cách đóng gói cho từng loại mặt hàng có thể giúp cho bạn đảm bảo an toàn cho hàng hóa của mình cũng như của doanh nghiệp.
Chúc bạn thành công!